Cập nhật: ngày 23/7/2015
Là một xã sản xuất nông nghiệp, trong những năm vừa qua Toàn Thắng đã từng bước thực hiện công tác dồn điền, đổi thửa, chỉnh trang giao thông, thủy lợi nội đồng để tạo điều kiện cho cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp. Nhiều loại máy nông nghiệp đã được đưa và sản xuất như máy làm đất, máy gặt đập liên hợp, máy phun thuốc BVTV.
Là người tiên phong xây dựng cánh đồng mẫu lớn và đưa máy móc vào sản xuất. Ông Nguyễn Văn Hoạt, thôn An Xá là người tiên phong đầu tư máy cấy lúa HAMCO để cấy lúa cho diện tích 30 mẫu ruộng của mình.
Trao đổi với chúng tôi ông Nguyễn Văn Hoạt cho biết: “Các vụ trước Tôi thường xuyên phải thuê nhân công cấy thủ công chi phí thuê nhân công mỗi vụ cho công việc cấy khoảng 75 đến 80 triệu đồng. Vụ xuân 2015, Tôi thực hiện gieo sạ nhưng chi phí thuê nhân công tỉa dặm cũng mất đến 60 triệu đồng. Chính vì vậy, để giảm chi phí khâu gieo cấy phải đầu tư máy cấy lúa. Sau khi tìm hiểu các lại máy cấy trên thị trường, tôi đã quyết định mua máy cấy lúa và giàn gieo mạ HAMCO để đưa vào sản xuất. Vì máy cấy HAMCO sử dụng mạ gieo nền cứng hoặc mạ khay đều cấy được bình thường, gieo mạ tại ngay ruộng cấy vừa dễ làm và chi phí sản xuất mạ thấp, khoảng cách giữa các hàng lúa 22cm, khoảng cách khóm lúa có thể điều chỉnh được có 4 mức 12/14/16/19 cm, số rảnh mạ/khóm và độ sâu cấy lúa đều điều chỉnh được nên phù hợp với nhiều loại giống khác nhau và điều kiện canh tác tại địa phương. Hạch toán cấy lúa bằng máy cấy HAMCO giảm được 50% chi phí so với phương pháp cấy thủ công”.
Kiểm tra một số thửa ruộng đã gieo sạ, do thời tiết bất thuận và chim chuột phá hoạt, nên ông Nguyễn Văn Hoạt đã quyết định phá bỏ toàn bộ diện tích đã gieo sạ để chuyển sang cấy.
Việc đưa máy cấy lúa HAMCO vào sản xuất tại xã Toàn Thắng tạo điều kiện cơ giới hóa đồng bộ sản xuất lúa, tăng thu nhập cho người dân và sớm đưa Toàn Thắng về đích xây dựng nông thôn mới./.
Lý Văn Duy – HAMCO.,LTD