HAMCO sản xuất mẫu mới máy gieo ngô 4 hàng kết hợp bón phân

Tháng 9 năm 2021, HAMCO sản xuất và cung cấp ra thị trường máy gieo ngô 4 hàng kết hợp bón phân HAMCO 2BGYF-4 (Mẫu mới) với nhiều cải tiến: Khung thép chế tạo bằng thép hộp 60x60x6mm, Cơ cấu treo 3 điểm được cải tiến tăng khả năng chịu tải và độ ổn định, có cơ cấu tăng xích của hệ thống dẫn động, cơ cấu gạt đất trên bánh xe.
Máy có bề rộng làm việc 2,4m, gieo 4 hàng , khoảng cách các hàng có thể điều chỉnh được từ 420 đến 700mm, máy có 6 chế độ số điều chỉnh khoảng cách hạt trên hàng từ 17 đến 32mm. Trọng lượng máy 320kg.
Máy được lắp liên lợp với máy kéo cỡ trung công suất trên 40 hp. Lắp vào cơ cấu treo 3 điểm trên máy kéo (Cơ cấu treo 3 điểm loại A).
Năng suất gieo thuần túy từ 0,3 đến 0,4 ha/h.

Người sử dụng có thể tham khảo thông số kỹ thuật hoặc hướng dẫn sử dụng trên website http://www.hamco.vn; http://hamco.com.vn
Hoặc liên hệ trực tiếp tới HAMCO: (+84).02466.587.587; (+84).0902.587.587; (+84) 0986.366.366; Hotline: 0968.688.688

Địa chỉ : Km 194 +350, Quốc lộ 1A, thôn Quất Tỉnh, xã Quất Động, huyện Thường Tín, TP Hà Nội.

Đào tạo nghề vận hành máy nông nghiệp sử dụng trong sân golf

Cập nhật: ngày 25/6/2018

Các sân Golf, khu thể thao đều sử dụng nhiều các loại máy nông nghiệp chuyên dụng để phục vụ cho việc duy trì chất lượng cỏ, bề mặt sân bãi, khuôn viên cây xanh. Những máy này có thiết kế chuyên dụng, hiện đại,  xuất xứ chủ yếu từ các nước G7 và EU.

Người vận hành các loại máy này thường được đào tạo theo phương thức người vận hành trước chỉ cho người vận hành sau mà chưa được đào tạo bài bản đối với từng đối tượng vận hành, đặc biệt là quá trình vận hành, bảo dưỡng an toàn và cũng không có đơn vị nào đào tạo vận hành máy chuyên dụng phục vụ sân golf. Để giải quyết các khó khăn đó, Trung tâm kiểm định kỹ thuật an toàn máy, thiết bị nông nghiệp (Đơn vị trực thuộc Cục Kinh tế và PTNT – Bộ Nông nghiệp và PTNT) đã tổ chức Khóa đào tạo “Vận hành máy chuyên dụng phục vụ sân golf” tổ chức tại Công ty cổ phần đầu tư Long Biên (Địa chỉ: Khu trung đoàn 918, P. Phúc Đồng, Q. Long Biên, TP. Hà Nội) từ ngày 06/6/2018 đến ngày 24/8/2018 cho 50 học viên Vận hành máy chuyên dụng sử dụng trong sân golf đầu tiên.

Các học viên làm bài kiểm tra lý thuyết kết thúc khóa học
Các học viên làm bài kiểm tra lý thuyết kết thúc khóa học

Khóa đào tạo nghề thường xuyên gồm 4 nội dung:

1/ Vận hành máy kéo và các máy liên hợp với máy kéo (Máy rải phân bón, Máy gieo hạt, Máy thổi lá, Máy làm đất).

2/ Vận hành máy cắt cỏ (Máy cắt cỏ tự hành, Máy cắt cỏ do người đi bộ điều khiển, Máy cắt cỏ đeo vai)

3/ Vận hành Xe vận chuyển, Máy hút xới cỏ đa năng, Thiết bị lu cỏ, Máy đục lỗ.

4/ Vận hành Máy phun thuốc trừ sâu (Máy phun thuốc trừ sâu tự hành, Máy phun thuốc trừ sâu đặt cố định trên phương tiện vận chuyển, Máy phun thuốc trừ sâu lắp liên hợp trên máy kéo).

Hội đồng chấm thi thực hành kết thúc khóa học
Hội đồng chấm thi thực hành kết thúc khóa học

Cán bộ chấm thi phổ biến nội dung và quy chế thi thực hành
Cán bộ chấm thi phổ biến nội dung và quy chế thi thực hành

Học viên chuẩn bị bài thi thực hành
Học viên chuẩn bị bài thi thực hành

Học viên thực hiện bài thi Vận hành máy cắt cỏ
Học viên thực hiện bài thi Vận hành máy cắt cỏ

Học viên thực hiện bài thi Vận hành máy kéo và các máy liên hợp với máy kéo
Học viên thực hiện bài thi Vận hành máy kéo và các máy liên hợp với máy kéo

Học viên thực hiện bài thi Vận hành Xe vận chuyển, Máy hút xới cỏ đa năng, Máy lu cỏ, Máy đục lỗ
Học viên thực hiện bài thi Vận hành Xe vận chuyển, Máy hút xới cỏ đa năng, Máy lu cỏ, Máy đục lỗ

Học viên thực hiện bài thi Vận hành Máy phun thuốc trừ sâu
Học viên thực hiện bài thi Vận hành Máy phun thuốc trừ sâu

Qua khóa học, các học viên đã hiểu được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, công việc chăm sóc bảo dưỡng, vận hành an toàn các loại máy.

Kiểm tra kết thúc khóa đào tạo, 50 học viên đã thực hiện làm bài kiểm tra lý thuyết và thực hành đều đạt yêu cầu. Trung tâm kiểm định kỹ thuật an toàn máy, thiết bị nông nghiệp sẽ cấp chứng chỉ đào tạo nghề cho học viên đối với từng nội dung đào tạo.

Máy cấy

Huấn luyện An toàn lao động, VSLĐ cho người sử dụng máy nông nghiệp

Cập nhật: ngày 27/11/2017

Sáng ngày 24/11/2017. Trung tâm kiểm định kỹ thuật an toàn máy, thiết bị nông nghiệp phối hợp với Công ty cổ phần giống cây trồng Bắc Giang tổ chức lớp Huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động năm 2017 theo quyết định số 131/QĐ-KTHT-VP ngày 08/8/2017 của Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn.

Tới dự khai giảng có ông Vũ Anh Tuấn – Trưởng phòng Cơ Điện, Ông Phùng Đức Hiệp – Phó Chánh văn phòng Cục kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn, Ông Nguyễn Công Bình – Giám đốc Trung tâm kiểm định kỹ thuật an toàn máy, thiết bị nông nghiệp, Ông Nguyễn Văn Hoạt – Giám đốc Công ty cổ phần giống cây trồng Bắc Giang, Lãnh đạo các doanh nghiệp có người lao động tham dự lớp huấn luyện.

Ông Vũ Anh Tuấn – Trưởng phòng Cơ Điện, Cục kinh tế hợp tác và PTNT phát biểu khai mạc lớp huấn luyện

Ông Nguyễn Văn Hoạt – Giám đốc Công ty cổ phần giống cây trồng Bắc Giang phát biểu tại lớp huấn luyện

Ông Nguyễn Công Bình – Giám đốc Trung tâm kiểm định kỹ thuật an toàn máy, thiết bị nông nghiệp (người thứ 3 từ trái sang)

Để nâng cao ý thức và hiểu biết về an toàn lao động, vệ sinh lao động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Trung tâm kiểm định kỹ thuật an toàn máy, thiết bị nông nghiệp đã phối hợp với Công ty cổ phần giống cây trồng Bắc Giang tổ chức lớp Huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động năm 2017 theo chương trình an toàn lao động quốc gia do bộ nông nghiệp chủ trì để huấn luyện cho người lao động tại gần 15 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp như: Trồng trọt, bảo quản chế biến nông sản… tại Hội trường Trung tâm Giống nấm Bắc Giang, xã Tân Dĩnh, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang với số lượng học viên tham gia 130 người.

Toàn cảnh lớp học

Qua các buổi lên lớp, các giảng viên đã cung cấp cho học viên kiến thức về:

  1. Pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động; ý nghĩa của công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động; Nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động trong việc chấp hành qui định về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
  2. Điều kiện lao động, các yếu tố nguy hiểm, các yếu tố có hại, bệnh nghề nghiệp và biện pháp phòng ngừa. phân tích đánh giá rủi ro an toàn lao động trong sản xuất.
  3. Các yêu cầu về an toàn lao động, vệ sinh lao động phải tuân thủ khi thực hiện công việc:
  • Biển báo, qui trình làm việc an toàn lao động, vệ sinh lao động.
  • Công dụng, cách sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân.
  • Sơ cấp cứu tai nạn lao động.
  1. An toàn lao động, vệ sinh lao động cho người sử dụng máy trong sản xuất nông nghiệp
  2. Yêu cầu về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với công việc và biện pháp phòng ngừa, cải thiện lao động.
  • Các yếu tố nguy hiểm, có hại phát sinh tại nơi làm việc và biện pháp phòng ngừa, cải thiện lao động.
  • Quy trình làm việc an toàn, quy trình vận hành, xử lý sự cố máy, thiết bị được giao
  • Kỹ thuật an toàn trong vận hành các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản.
  • Xem và phân tích nguyên nhân một số tai nạn lao động đặc biệt đã xảy ra đối với các đơn vị sản xuất trên cả nước.
  • Giải đáp thắc mắc mà học viên hỏi đối với các sự cố cụ thể tại đơn vị và những nguy cơ có thể dẫn đến việc mất an toàn lao động tại các vị trí học viên làm việc để phòng ngừa.

Lớp huấn luyện diễn ra trong thời gian 4 ngày, từ ngày 24 đến ngày 27/11/2017. Các nội dung huấn luyện được các giảng viên trình bày xúc tích, minh họa sinh động, học viên tiếp thu nghiêm túc, công tác tổ chức lớp khoa học. Nhiều học viên bày tỏ nguyện vọng mong muốn Bộ nông nghiệp và PTNT quan tâm để hàng năm tổ chức các lớp huấn luyện tiếp theo tại tỉnh Bắc Giang.

Máy cấy

Huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động năm 2017 tại tỉnh Hà Nam

Cập nhật: ngày 20/11/2017

Thực hiện quyết định số 131/QĐ-KTHT-VP ngày 08/8/2017 của Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn về giao nhiệm vụ Tổ chức lớp huấn luyện về An toàn vệ sinh lao động năm 2017 trong đó giao cụ thể cho Trung tâm kiểm định kỹ thuật an toàn máy, thiết bị nông nghiệp thực hiện tổ chức các lớp huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động cho các đơn vị, doanh nghiệp sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản, thức ăn chăn nuôi…tại các tỉnh An Giang, Cần Thơ, Bắc Giang và Hà Nam. Sáng ngày 17/11/2017. Trung tâm kiểm định kỹ thuật an toàn máy, thiết bị nông nghiệp phối hợp với Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam tổ chức lớp Huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động năm 2017. Tới dự khai giảng có ông Trần Xuân Dưỡng – Trưởng ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam, ông Nguyễn Công Bình – Giám đốc Trung tâm kiểm định kỹ thuật an toàn máy, thiết bị nông nghiệp, Lãnh đạo các doanh nghiệp có người lao động tham dự lớp huấn luyện.

Ông Nguyễn Công Bình – Giám đốc Trung tâm kiểm định kỹ thuật an toàn máy, thiết bị nông nghiệp phát biểu khai mạc lớp huấn luyện

Hiện nay, trong các khu công nghiệp của tỉnh Hà Nam có 292 doanh nghiệp với tổng số 57 nghìn lao động, tại khu công nghiệp đồng văn 1 và Đồng Văn 2 có 34 nghìn lao động. Môi trường làm việc của người lao động đã thay đổi rất nhiều so với trước đây, nhiều máy móc thiết bị đưa vào sản xuất thay thế người lao động đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại cho người lao động và môi trường xung quanh trong quá trình máy, thiết bị lắp đặt hoặc vận hành.

Để nâng cao ý thức và hiểu biết về an toàn lao động, vệ sinh lao động. Trung tâm kiểm định kỹ thuật an toàn máy, thiết bị nông nghiệp đã phối hợp với Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam tổ chức lớp Huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động năm 2017 theo chương trình an toàn lao động quốc gia do bộ nông nghiệp chủ trì để huấn luyện cho người lao động tại gần 40 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp như: sản xuất thứ ăn chăn nuôi, sản xuất thức ăn thủy sản, bảo quản chế biến nông sản… tại Trung tâm văn hóa thể thao – Khu công nghiệp Đồng Văn 1 với số lượng học viên tham gia hơn 200 người.

Ông Trần Xuân Dưỡng – Trưởng ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam phát biểu tại lớp huấn luyện

Trung tâm kiểm định kỹ thuật an toàn máy, thiết bị nông nghiệp là đơn vị sự nghiệp công lập có 20 năm kinh nghiệp về huấn luyện an toàn lao động, kiểm định các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt an toàn lao động. Trung tâm có đội ngũ giảng viên cơ hữu là những chuyên gia đầu ngành về công tác huấn luyện an toàn lao động trong sản xuất nông nghiệp. Qua các buổi lên lớp, các giảng viên đã cung cấp cho học viên kiến thức về:

1.    Pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động; ý nghĩa của công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động; Nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động trong việc chấp hành qui định về an toàn lao động, vệ sinh lao động.

2.    Điều kiện lao động, các yếu tố nguy hiểm, các yếu tố có hại, bệnh nghề nghiệp và biện pháp phòng ngừa. phân tích đánh giá rủi ro an toàn lao động trong sản xuất.

3.    Các yêu cầu về an toàn lao động, vệ sinh lao động phải tuân thủ khi thực hiện công việc:

–      Biển báo, qui trình làm việc an toàn lao động, vệ sinh lao động.

–      Công dụng, cách sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân.

–      Sơ cấp cứu tai nạn lao động.

4.    Yêu cầu về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với công việc và biện pháp phòng ngừa, cải thiện lao động.

–      Các yếu tố nguy hiểm, có hại phát sinh tại nơi làm việc và biện pháp phòng ngừa, cải thiện lao động.

–      Quy trình làm việc an toàn, quy trình vận hành, xử lý sự cố máy, thiết bị được giao

–      Kỹ thuật an toàn trong vận hành các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong các đơn vị sản xuất và chế biến.

–      Xem và phân tích nguyên nhân một số tai nạn lao động đặc biệt đã xảy ra đối với các đơn vị sản xuất trên cả nước.

–      Giải đáp thắc mắc mà học viên hỏi đối với các sự cố cụ thể tại đơn vị và những nguy cơ có thể dẫn đến việc mất an toàn lao động tại các vị trí học viên làm việc để phòng ngừa.

5.    Làm bài thu hoạch.

Toàn cảnh lớp học

Lớp huấn luyện diễn ra trong thời gian 4 ngày, từ ngày 17 đến ngày 20/11/2017. Các nội dung huấn luyện được các giảng viên trình bày xúc tích, minh họa sinh động, học viên tiếp thu nghiêm túc, công tác tổ chức lớp khoa học. Nhiều học viên bày tỏ nguyện vọng mong muốn Bộ nông nghiệp và PTNT quan tâm để hàng năm tổ chức các lớp huấn luyện tiếp theo tại tỉnh Hà Nam.

Máy cấy

An toàn trong sử dụng bình gas, chai gas

Cập nhật: ngày 16/11/2017

Quá trình sản xuất chai chứa khí hóa lỏng bằng thép (Chai LPG, chai gas, bình gas) phải thực hiện qua nhiều công đoạn từ thiết kế mẫu chai, phê duyệt mẫu, chứng nhận hợp quy, kiểm định, trong quá trình sản xuất phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định quản lý chất lượng và chế tạo, phải thực hiện đầy đủ nội dung thử nghiệm như: Thử cơ tính; Kiểm tra bằng mắt bề mặt các mối hàn, kiểm tra thô đại và chụp ảnh bức xạ; Thử nổ thủy lực; Thử thủy lực; Thử kín; Thử mỏi.

Một số hình ảnh sản xuất chai LPG tại C.TY CP TM dầu khí An Dương

Khu vực để bình Gas sau khi nhiệt luyện

Khu vực thử nghiệm bình Gas sau khi nhiệt luyện – Trung tâm kiểm định KTAT máy, thiết bị nông nghiệp

Công đoạn làm sạch, phun sơn bình GAS

Khu vực bình GAS thành phẩm

     Trong thời gian vừa qua các đơn vị thuộc Bộ Công Thương, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã có nhiều cố gắng trong quản lý hoạt động kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) và đã đạt được kết quả nhất định. Tuy nhiên, tình trạng một số doanh nghiệp kinh doanh LPG chiếm dụng trái phép chai LPG của các doanh nghiệp có uy tín, trong đó có nhiều chai LPG bị chiếm dụng được cắt tai, mài vỏ, không được kiểm định và đưa ra thị trường gây mất an toàn về phòng, chống cháy nổ và đe dọa trực tiếp tới tài sản, tính mạng người sử dụng vẫn diễn ra, có chiều hướng phức tạp và tinh vi hơn. Nguyên nhân chủ yếu là do ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh LPG chưa nghiêm túc; công tác phối hợp của các lực lượng chức năng trong kiểm tra, kiểm soát chưa được chặt chẽ, thường xuyên liên tục.

CTY CP TM dầu khí An Dương – AD PETROL, Một trong những doanh nghiệp sản xuất chai LPG hàng đầu bị chiếm dụng chai LPG bằng thủ đoạn cắt tai, mài vỏ

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn chai chứa khí dầu mỏ hóa lỏng bằng thép QCVN 04:2013/BCT quy định:

3. Ghi nhãn

a) Các thông tin sau đây phải được đóng rõ ràng trên tay xách chai chứa LPG:

– Tên đơn vị sở hữu;

– Tiêu chuẩn chế tạo;

– Tên nhà sản xuất;

– Số chế tạo;

– Tháng/năm chế tạo;

– Dung tích;

– Khối lượng chai rỗng (bao gồm cả khối lượng van chai);

– Áp suất làm việc;

– Áp suất thử thủy lực;

– Bu tan + Propan (BU+PR) và khối lượng nạp.

b) Không được phép xóa, sửa đổi các thông tin của nhà sản xuất.

c) Ký hiệu kiểm định được đóng trên tay xách theo quy định tại Điểm I Khoản 3 Điều 11 của Quy chuẩn nà

Điều 11. Quy định về kiểm định chai chứa LPG

1. Hình thức kiểm định

a) Kiểm định lần đầu trước khi đưa vào sử dụng.

b) Kiểm định định kỳ khi hết thời hạn của lần kiểm định trước.

c) Kiểm định bất thường khi thấy cần thiết hoặc cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.

2. Thời hạn kiểm định

Thời hạn kiểm định định kỳ chai chứa LPG theo quy định của nhà sản xuất, nhưng chu kỳ không quá 05 năm so với lần kiểm định gần nhất. Đối với chai đã sử dụng trên 20 năm, thời hạn kiểm định định kỳ không quá 02 năm.

Điều 12. Quy định về loại bỏ và sửa chữa chai chứa LPG

1. Yêu cầu về việc sửa chữa chai

a) Chỉ được sửa chữa chai tại các cơ sở sản xuất, sửa chữa chai đủ điều kiện và đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sửa chữa chai chứa LPG theo quy định.

b) Không được phép tiến hành các công việc sửa chữa sau đây:

– Thay tay xách chai bằng tay xách mới dưới bất kỳ hình thức nào, xóa bỏ thay đổi lôgô của chai nhằm chiếm dụng chai của chủ sở hữu khác, sửa đổi các thông số kỹ thuật ban đầu của chai.

– Sửa chữa chai chứa LPG để sử dụng vào mục đích khác.

– Gia nhiệt cục bộ các khu vực thành chai.

2. Yêu cầu về việc loại bỏ chai

Tiến hành loại bỏ chai theo quy định tại mục 8 của TCVN 7832:2007 đối với các chai cần loại bỏ sau khi đã thực hiện đánh giá loại bỏ như sau:

a) Đánh giá loại bỏ chai khi kiểm định thực hiện theo quy định tại Điều 11 của Quy chuẩn này.

b) Đánh giá loại bỏ chai khi nạp LPG vào chai được thực hiện theo quy định tại mục 5 TCVN 7762:2007.

c) Các chai chứa LPG được sử dụng trên 26 năm kể từ ngày sản xuất.

     Để tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh LPG, ngăn chặn, hạn chế tối đa những vi phạm có thể xảy ra trong kinh doanh LPG, góp phần ổn định thị trường, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành chỉ thị số 13/CT-BCT ngày 04/10/2017 về việc “tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật trong kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng”.

Dấu chứng nhận hợp quy của Trung tâm kiểm định KTAT máy, thiết bị nông nghiệp

Thời gian kiểm định chai gas lần đầu và kiểm định định kỳ

     Người sử dụng GAS nhận biết các dấu hiệu nhận biết trên trên tay xách chai, đế chai và chữ dập nổi trên phần chỏm cầu 2 đầu của chai để nhận biết. Trên tay xách hoặc đế chai phải có dấu chứng nhận hợp quy, thời gian kiểm định, nếu không có các dấu hiệu này tuyệt đối không được sử dụng chai gas. Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường khác phải yêu cầu nhà cung cấp chỉ rõ hoặc báo cho lực lượng Quản lý thị trường để sử lý theo quy định của pháp luật.

Máy cấy

 

 

Hà Nội: huyện Thường Tín trồng khoai tây bằng máy vụ Đông 2017

Cập nhật: ngày 13/11/2017

Kế hoạch sản xuất vụ Đông 2017 – 2018 của Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội. Tổng diện tích gieo trồng: 39.000 ha. Trong đó diện tích trồng Khoai tây dự kiến khoảng 1.000 ha với năng suất ước đạt 132,8 tạ/ha. 

Tại huyện Thường Tín, Ban thường vụ huyện uỷ ban hành chỉ thị số 18 – CT/HU ngày 09/9/2017 về việc chỉ đạo sản xuất cây vụ đông năm 2017- 2018, phân công, giao nhiệm vụ cho các đồng chí Uỷ viên Thường vụ phụ trách cụm, huyện uỷ viên phụ trách xã, kiểm tra, đôn đốc, các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch sản xuất vụ đông và chiến dịch làm thuỷ lợi nội đồng năm 2017 – 2018; các ngành đoàn thể tuyên truyền chủ trương của huyện, mục đích, ý nghĩa, hiệu quả kinh tế của cây vụ đông.

Huyện Thường Tín tiếp tục có chủ trương hỗ trợ giá giống cây vụ đông, đã có một số doanh nghiệp thực hiện liên kết trong sản xuất từng khâu cơ giới hóa cây trồng, kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm, kỹ thuật và củ giống khoai tây. Cụ thể: Mô hình khoai tây theo chương trình liên kết 4 nhà, hỗ trợ 50% giá giống, định mức 50kg/sào cho các xã ở xã Tô Hiệu, Dũng Tiến, Hòa Bình.

Diện tích trồng khoai tây vụ Đông 2017 của huyện Thường Tín theo kế hoạch dự kiến khoảng 100 ha, giống khoai tây trồng là loại Markies nhập nội từ Hà Lan do huyện Thường Tín cung cấp.

Máy trồng khoai tây HAMCO 2CM-2

Máy trồng khoai tây HAMCO 2CM-2 lắp liên hợp trên máy kéo 4 bánh

Máy trồng khoai tây HAMCO 2CM-2 làm việc trên đồng

Tại mô hình trồng khoai tây tại xã Hòa Bình, hợp tác xã nông nghiệp Hòa Bình đã chỉ đạo và triển khai thực hiện mô hình trồng khoai tây với diện tích 10 mẫu, trong đó: diện tích trồng bằng phương pháp thủ công truyền thống là 5 mẫu, diện tích trồng khoai tây bằng máy là 5 mẫu. Máy trồng khoai tây 2 hàng kết hợp bón phân HAMCO 2CM-2 được sử dụng tại mô hình, đây là sản phẩm của Công ty TNHH máy nông nghiệp và khuyến nông Hà Nội (HAMCO), máy dùng cho vùng chuyên canh trồng khoai tây, năng suất cao, dễ sử dụng, máy kéo tương ứng từ 30 đến 40 HP. Diện tích 5 mẫu khoai tây được máy thực hiện trồng hoàn thành trong 1 ngày, trong khi đó cũng với diện tích 5 mẫu nhưng được trồng bằng thủ công phải tốn đến 54 công lao động.

Trồng khoai tây bằng phương pháp thủ công: Công đoạn đặt củ

Trồng khoai tây bằng phương pháp thủ công: Công đoạn rắc phân

Trồng khoai tây bằng phương pháp thủ công: Công đoạn phủ đất khoai tây và tạo rãnh

         Dự kiến diện tích trồng khoai tây trên địa bàn huyện Thường Tín hoàn thành vào trung tuần tháng 11/2017.

Máy cấy

Thái Bình đẩy mạnh cơ giới hóa trồng khoai tây vụ Đông 2017

Cập nhật: ngày 09/11/2017

Thái Bình là tỉnh có tiềm năng sản xuất khoai tây rất lớn do đặc thù có thời tiết lạnh kéo dài từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau với 20.000 ha đất phù hợp trồng khoai tây nên ngoài phát triển vụ khoai tây đông (trồng cuối 10 đến đầu tháng 11 – thu hoạch tháng vào cuối tháng 12 đến đầu tháng 1), Thái Bình còn có thể mở rộng diện tích trồng khoai tây đông xuân (trồng cuối tháng 12 đến đầu tháng 1- thu hoạch vào cuối tháng 3).

Do ảnh hưởng của đợt mưa lụt và bão số 10 vừa qua, nên diện tích triển khai trồng khoai tây chậm. Nhằm đẩy nhanh tiến độ trồng khoai tây vụ Đông 2017, UBND tỉnh Thái Bình có văn bản Hỏa Tốc số 4199/UBND-NNTNMT ngày 01/11/2017 về việc khẩn trương triển khai các biện pháp tổ chức sản xuất vụ Đông năm 2017 và sản xuất vụ Xuân, Vụ Hè năm 2018.

Khoai tây giống do tỉnh Thái Bình cấp

Nhằm động viên, khuyến khích nông dân các địa phương tập trung trồng và mở rộng diện tích cây vụ đông, bù đắp thiệt hại do đợt mưa lụt và bão số 10 vừa qua, huyện Vũ Thư có cơ chế chính sách hỗ trợ khôi phục sản xuất vụ đông năm 2017:

+ Cùng với sự hỗ trợ của tỉnh như hỗ trợ 100% giống khoai tây trồng tăng thêm so với kế hoạch; hỗ trợ kinh phí mua giống một số cây màu, UBND huyện Vũ Thư cũng hỗ trợ trồng cây vụ đông ưa lạnh với mức hỗ trợ 1,4 triệu đồng/ha, hỗ trợ thí điểm làm đất bằng máy gieo trồng khoai tây với mức 2,8 triệu đồng/ha.

+ Đối tượng hỗ trợ là tổ chức, cá nhân hộ nông dân trong huyện gieo trồng cây vụ đông ưa lạnh. Điều kiện hỗ trợ là các địa phương phải đạt kế hoạch diện tích cây vụ đông huyện giao, và diện tích khoai tây tăng thêm do UBND tỉnh hỗ trợ giống.

Là một doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, Công ty TNHH nông nghiệp công nghệ cao An Thái Thái Bình đã triển khai thực hiện mô hình cơ giới hóa đồng bộ trong canh tác khoai tây với diện tích trồng khoai tây vụ Đông 25ha tại xã Việt Thuận, huyện Vũ Thư. Máy trồng khoai tây 2 hàng kết hợp bón phân HAMCO 2CM-2 được sử dụng cho mô hình này, Máy do Công ty TNHH máy nông nghiệp và khuyến nông Hà Nội (HAMCO) sản xuất, máy lắp liên hoàn trên máy kéo 60 HP, năng suất trồng thực tế trên đồng ruộng 1,5ha/ 8 giờ làm việc, máy đáp ứng hoàn toàn kỹ thuật trồng các giống và phương pháp trồng khoai tây trên địa bàn, và đồng bộ các khâu chăm sóc và thu hoạch sau này.

Máy trồng khoai tây 2 hàng kết hợp bón phân HAMCO 2CM-2

Máy trồng khoai tây 2 hàng kết hợp bón phân HAMCO 2CM-2 làm việc trên đồng

Máy trồng khoai tây 2 hàng kết hợp bón phân HAMCO 2CM-2 làm việc trên đồng

Ruộng Khoai tây sau khi trồng bằng Máy trồng khoai tây 2 hàng kết hợp bón phân HAMCO 2CM-2

Dự kiến thời gian trồng kết thúc trước ngày 20/11/2017.

Máy Cấy

Bắc Giang triển khai mô hình cơ giới hóa đồng bộ trong canh tác Khoai Tây

Cập nhật: ngày 7/11/2017

Theo kế hoạch số 44/KH-SNN của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang ngày 11/9/2017. Toàn tỉnh Bắc Giang có diện tích khoai tây trồng vụ Đông là 2150 ha tại 10 huyện, thành phố trong tỉnh.

Công ty cổ phần giống cây trồng Bắc Giang là đơn vị sản xuất – kinh doanh các loại giống khoai tây và khoai tây thương phẩm. Vụ Đông 2017, Công ty Công ty cổ phần giống cây trồng Bắc Giang phối hợp với Công ty TNHH máy nông nghiệp và khuyến nông Hà Nội (HAMCO) triển khai thực hiện mô hình “Cơ giới hóa đồng bộ trong canh tác khoai tây” tại 2 đơn vị trực thuộc là Trung tâm nghiên cứu và phát triển giống cây trồng Tân Dĩnh và Xí nghiệp giống cây trồng Phi Mô với diện tích gần 10 ha. Tất cả các khâu: Trồng, chăm sóc, thu hoạch đều được máy thực hiện.

Máy trồng khoai tây 2 hàng kết hợp bón phân HAMCO 2CM-2 làm việc trên đồng

Giống khoai tây Marabel được sử dụng để trồng cho mô hình này. Giống có nhiều đặc tính tốt như: Năng suất rất cao, chống chịu tốt với bệnh mốc sương, chậm thoái hoá và thích ứng ở điều kiện sản xuất vụ đông ở các tỉnh phía Bắc.

Dự kiến tính toán chi phí trồng khoai tây ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ trong các khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch khoai tây sẽ làm giảm chi phí sản xuất đến 50% so với phương pháp canh tác thủ công.

Máy cấy

Tọa đàm về đánh giá rủi ro và giảm thiểu nguy cơ mất an toàn lao động trong sản xuất nông nghiệp

Cập nhật: ngày 21/10/2017

Ngày 20.10.2017. Cục kinh tế hợp tác và PTNT, Trung tâm kiểm định kỹ thuật an toàn máy, thiết bị nông nghiệp, Tập đoàn Gexcon và Công ty TNHH Tư Vấn SEN đã có buổi tọa đàm về phương pháp đánh giá rủi ro và giảm thiểu nguy cơ mất an toàn lao động trong sản xuất nông nghiệp. Trong đó, các nội dung tập trung chính vào 2 ngành là Đường và Chế biến thủy sản.

Tham dự buổi tọa đàm có: Ông An Văn Khanh – Phó cục trưởng Cục kinh tế hợp tác và PTNT; Ông Vũ Anh Tuấn – Trưởng phòng cơ điện; Ông Shurle H. Predersen – Chủ tịch tập đoàn Gexcon; Ông Nguyễn Công Bình – Giám đốc trung tâm kiểm định kỹ thuật an toàn máy, thiết bị nông nghiệp; Ông Hồ Quang Tạo – Giám đốc Công ty TNHH Tư Vấn SEN.

Tọa đàm về đánh giá rủi ro và giảm thiểu nguy cơ mất ATLĐ trong sản xuất nông nghiệp

Tập đoàn Gexcon (Na uy) là một công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực an toàn và quản lý rủi ro và mô hình hoá phân tán, nổ và cháy. Kinh nghiệm của Gexcon phát sinh từ sự hiểu biết chi tiết các hiện tượng vụ nổ được xây dựng trong suốt nhiều năm nghiên cứu sâu rộng, thực hiện các đánh giá an toàn, thực hiện các cuộc điều tra tai nạn và thực hiện kiểm tra vật lý tại các cơ sở chuyên dụng của công ty tại Na Uy và các nước trên thế giới. Gexcon đã có hơn 40 năm phát triển và kinh nghiệm chuyên sâu về an toàn và quản lý rủi ro.

Ông Nguyễn Công Bình – Giám đốc trung tâm kiểm định kỹ thuật an toàn máy, thiết bị nông nghiệp

Ông Nguyễn Công Bình – Giám đốc trung tâm kiểm định kỹ thuật an toàn máy, thiết bị nông nghiệp đề nghị tập đoàn Gexcon phối hợp nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm và hỗ trợ đào tạo các chuyên gia đánh giá rủi ro cho các đơn vị, tổ chức thuộc bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Cụ thể với các nội dung:

  1. Đề nghị tập đoàn Gexcon phối hợp nghiên cứu và cung cấp các dữ liệu đối với sự cố cháy nổ, nổ bụi mà tập đoàn Gexcon đã nghiên cứu, từ đó xác định các giới hạn an toàn Bộ nông nghiệp và PTNT xây dựng và hoàn thiện các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn kỹ thuật trong ngành sản xuất Đường và Chế biến thủy sản.
  2. Đề nghị Tập đoàn Gexcon và Công ty TNHH Tư Vấn SEN mở 1 lớp đào tạo về phương pháp đánh giá rủi ro cho bộ nông nghiệp và PTNT. Nội dung đào tạo là đánh giá rủi ro định tính và đánh giá rủi ro định lượng. Đối tượng được đào tạo là người phụ trách công tác an toàn trong các cơ quan của Bộ nông nghiệp và PTNT, Nhà máy sản xuất đường, Nhà máy chế biến thủy sản.
  3. Đề nghị tập đoàn Gexcon hướng dẫn, đào tạo và chuyển giao công nghệ phần mềm đánh giá rủi ro định lượng Flacs cho Trung tâm kiểm định kỹ thuật an toàn máy, thiết bị nông nghiệp.
  4. Khi thực hiện đánh giá rủi ro tại một số dự án lớn, dự án có tính chất đặt thù. Đề nghị tập đoàn Gexcon, Công ty TNHH Tư Vấn SEN phối hợp để Trung tâm kiểm định kỹ thuật an toàn máy, thiết bị nông nghiệp cử chuyên gia đã được đào tạo cùng tham gia thực hiện.
  5. Khi Trung tâm kiểm định kỹ thuật an toàn máy, thiết bị nông nghiệp thực hiện đánh giá rủi ro đối với các dự án, đề nghị tập đoàn Gexcon, Công ty TNHH Tư Vấn SEN hỗ trợ hoặc cùng tham gia thực hiện.

Ông Shurle H. Predersen – Chủ tịch tập đoàn Gexcon đồng ý xem xét và ủng hộ việc thực hiện các nội dung mà Cục kinh tế hợp tác và PTNT, Trung tâm kiểm định kỹ thuật an toàn máy, thiết bị nông nghiệp đề xuất. Các nội dung này sẽ được ghi trong biên bản ghi nhớ giữa Bộ nông nghiệp và PTNT với Tập đoàn Gexcon, căn cứ vào đó, Tập đoàn Gexcon sẽ có thông báo các quá trình triển khai thực hiện./.

 Máy cấy

Công ty TNHH Mía Đường Nghệ An (NASU) chuẩn bị vào vụ 2017 – 2018

Cập nhật: ngày 06/10/2017

Công ty TNHH Mía Đường Nghệ An (NASU) tiền thân là Công ty LD Mía Đường Nghệ An Tate & Lyle, thành lập ngày 3 tháng 2 năm 1996, có tổng vốn đầu tư 90 triệu USD, với công suất ép 9000 tấn mía/ngày.

NASU sử dụng dây chuyền công nghệ hiện đại và tự động hoá cao, thiết kế phù hợp với điều kiện Việt Nam. Sản phẩm sản xuất ra đạt tiêu chuẩn chất lượng cao trong khu vực và Châu Á. Hàng năm, Nasu sản xuất ra trên dưới 100,000 tấn đường đạt tiêu chuẩn TCVN và Quốc tế. Công ty đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 và ISO 22000:2005.

Kiểm định viên và chuyên gia nước ngoài tại NASU

Để chuẩn bị cho sản xuất những tháng cuối năm 2017, NASU đang tiến hành bảo trì, bảo dưỡng dây chuyền sản xuất nhằm đảm bảo hoạt động ổn định, đồng bộ, liên tục, sản phẩm đường có chất lượng cao nhất.

Cũng trong thời gian này, trung tâm kiểm định kỹ thuật an toàn máy, thiết bị nông nghiệp (Bộ nông nghiệp và PTNT) thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ cho các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn như: nồi hơi, bình tích áp, thiết bị nâng hạ, áp kế, van an toàn ….

Kiểm định kỹ thuật an toàn Cầu trục tại NASU

Kiểm định kỹ thuật an toàn Cần trục tự hành tại NASU

Kiểm định áp kế tại NASU

Kiểm định kỹ thuật an toàn bình nén khí tại NASU

Kiểm tra Van an toàn

Siêu âm lò hơi tại NASU

Công nhân tổ Lò Hơi vận hành hệ thống khi thử thủy lực

Kiểm định viên kiểm tra lò hơi trong quá trình thử thủy lực

Kiểm định viên kiểm tra lò hơi trong quá trình thử thủy lực

Với đội ngũ kiểm định viên và chuyên gia nhiều kinh nghiệm của trung tâm kiểm định kỹ thuật an toàn máy, thiết bị nông nghiệp cùng đội ngũ cán bộ và thợ vận hành trình độ cao của NASU, công việc kiểm định thực hiện hoàn thành sau 1 tuần thực hiện.

Máy cấy

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *


The reCAPTCHA verification period has expired. Please reload the page.