Home » Tin tức - Sự kiện » Tình hình triển khai thực hiện Quyết định 68/QĐ-TTg của ngân hàng Agribank

Tình hình triển khai thực hiện Quyết định 68/QĐ-TTg của ngân hàng Agribank

Cập nhật: ngày 25/06/2015

     Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) là Ngân hàng lớn ở Việt Nam hiện nay cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Tính đến 31/03/2015, tổng tài sản của Agribank đạt trên 811.503 tỷ đồng; tổng nguồn vốn trên 719.113 tỷ đồng; tổng dư nợ 555.354 tỷ đồng trong đó cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông là 414.418 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 74,6% dư nợ cho vay của Agribank, mạng lưới hoạt động gần 2.300 chi nhánh, phòng giao dịch trên toàn quốc và Chi nhánh Campuchia với tổng số gần 40.000 cán bộ. Agribank là Ngân hàng thương mại Nhà nước được Đảng, Nhà nước giao trọng trách chủ lực trong phát triển kinh tế, đặc biệt là đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, Agribank luôn ý thức rõ vai trò, trách nhiệm, chú trọng tập trung mọi nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế – xã hội.

Tru so chinh cua ngan hang agribank
Số 2 Láng Hạ, phường Thành Công, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

     Trong 27 năm qua, kể từ khi thành lập đến nay, Agribank luôn đồng hành với sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn và nông dân; luôn là kênh chủ yếu dẫn các nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước tới hộ nông dân; luôn thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đối với nông dân, thúc đẩy sự phát triển và chuyển mình mạnh mẽ kinh tế khu vực nông thôn; Agribank luôn sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu vay vốn của các cá nhân, hộ gia đình, hợp tác xã phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh, các dự án đầu tư, cho vay tiêu dùng phục vụ nhu cầu đời sống…; đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng vay vốn.
Bên cạnh việc thực hiện nhiệm vụ kinh doanh, Agribank còn tích cực triển khai thực hiện các Chính sách ưu đãi của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đối với hộ nông dân, đối với các ngành nghề cần thúc đẩy phát triển: Cho vay theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn; cho vay theo Quyết định 68/2013/QĐ-TTg ngày của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch; cho vay theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 về một số chính sách phát triển thủy sản; cho vay hỗ trợ nhà ở theo Thông tư 11/2013/TT-NHNN ngày 15/5/2013, 32/2014/TT-NHNN ngày 24/11/2014; cho vay theo Nghị quyết 30a của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo; cho vay dự trữ lương thực….Mặc dù trong quá trình triển khai thực hiện Agribank còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc nhưng Agribank luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ mà Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước giao; Agribank luôn thực hiện đúng và đầy đủ các chính sách để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề then chốt của Nhà nước, thúc đẩy cơ giới hóa nông nghiệp.
Quá trình cho khách hàng vay vốn, Agribank công khai các thủ tục cho vay, công khai các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với khách hàng một cách rõ ràng, minh bạch; tận tình hướng dẫn khách hàng hoàn thành các thủ tục theo Quy định của Nhà nước để được hưởng các chính sách hỗ trợ; chủ động và ưu tiên về nguồn vốn để tạo điều kiện cho khách hàng dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay của Agribank cũng như các nguồn vốn được ưu đãi từ Nhà nước. Thực hiện và triển khai tốt chính sách cho vay hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp theo Quyết định 68/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
1. Kết quả hoạt động cho vay tại Agirbank đến 31/03/2015:
– Tổng dư nợ nền kinh tế đạt 555.354 tỷ đồng, tăng 0,7% so với 31/12/2014. Trong đó cho vay nông nghiệp nông thôn đạt 414.418 tỷ đồng, tăng 1,12% so với 31/12/2014; cho vay hộ sản xuất và cá nhân đạt 343.395 tỷ đồng, tăng 1,9% so với 31/12/2014.
– Nợ xấu: 29.153 tỷ đồng, trong đó nợ xấu hộ sản xuất và cá nhân là 8.944 tỷ đồng, nợ xấu nông nghiệp nông thôn là 10.654 tỷ đồng.
– Số khách hàng vay vốn: 3.737.523 khách hàng.
– Kết quả thực hiện các chương trình ưu đãi lãi suất của Nhà nước, chính phủ:
+ Cho vay Theo Quyết định 68/2013/QĐ-TTg đạt dư nợ 1.918 tỷ đồng trên 9.064 khách hàng;
+ Cho vay theo Nghị quyết 30a của Chính phủ đạt dư nợ 2.050 tỷ đồng trên 52.815 khách hàng;
+ Cho vay theo Nghị định 67/2014/NP-CP: đạt dư nợ 22,6 tỷ đồng trên 3 khách hàng;
+ Cho vay hỗ trợ nhà ở theo Thông tư 11 và Thông tư 32 cuả Ngân hàng Nhà nước: đạt dư nợ 595 tỷ đồng trên 1.206 khách hàng.
2. Kết quả hoạt động cho vay theo Quyết định 68/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.
a) Kết quả cho vay theo Quyết định 63/2010/QĐ-TTg và Quyết định số 65/2011/QĐ-TTg.
Thực hiện Quyết định 63/2010/QĐ-TTg ngày 15/10/2010 về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản và Quyết định số 65/2011/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2011 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam thực hiện cho vay hỗ trợ lãi suất, cho vay áp dụng lãi suất tín dụng đầu tư phát triển theo quy định tại hai Quyết định nêu trên, kết quả thực hiện như sau:
– Tính đến 31/12/2011:
Đối với gói cho vay hỗ trợ lãi suất: Dư nợ 125 tỷ đồng, nợ xấu 0 đồng, số lãi được hỗ trợ lũy kế 1,96 tỷ đồng, số khách hàng còn dư nợ 1.308 khách hàng.
Trong đó tập trung cho vay vào nhóm đối tượng chủ yếu là: máy làm đất (máy kéo, máy cày, bừa,….) với dư nợ 35 tỷ đồng trên 961 khách hàng và đã hỗ trợ 0,46 tỷ đồng; máy thu hoạch (lúa, ngô, mía,..) dư nợ 28 tỷ đồng trên 139 khách hàng và đã hỗ trợ 0,48 tỷ đồng; máy sấy nông sản quy mô hộ với dư nợ 20 tỷ đồng trên 57 khách hàng và đã hỗ trợ 0,03 tỷ đồng; hệ thống tủ cấp đông bảo quản, thiết bị làm lạnh, cấp đông sản xuất nước đá trên tầu cá với dư nợ 16 tỷ đồng trên 4 khách hàng và đã hỗ trợ được 0,53 tỷ đồng.
Đối với gói cho vay áp dụng lãi suất tín dụng đầu tư phát triển: Dư nợ 348 tỷ đồng trên 27 khách hàng, số lãi được hỗ trợ 0.
Trong đó tập trung chủ yếu vào: Máy móc, thiết bị xay xát gạo với dư nợ 195 tỷ đồng trên 13 khách hàng; kho tạm trữ lúa cafe và kho lạnh bảo quản thủy sản với dư nợ 127 tỷ đồng trên 8 khách hàng.
Phân theo đối tượng vay vốn:

Đơn vị: Tỷ đồng, khách hàng

Chỉ tiêu  Doanh số cho vay lũy kế  Doanh số thu nợ lũy kế  Dư nợ  Lãi được hỗ trợ lũy kế  Số khách hàng  số kh còn dư nợ
Tổng số 474 473 1,96 1.335 1.335
Doanh nghiệp có vốn nhà nước 157 157 1 1
Doanh nghiệp khác 218 218 0,71 23 23
Hợp tác xã 0 0 0,00 2 2
Hộ gia đình 8 8 0,12 92 92
Cá nhân 91 90 1,12 1.217 1.217
Đối tượng khác

Qua bảng số liệu cho thấy số khách hàng vay vốn chủ yếu tập trung vào Doanh nghiệp và cá nhân chiếm tỷ lệ dư nợ lớn và số khách hàng nhiều.
– Tính đến 31/12/2012:
Đối với gói cho vay hỗ trợ lãi suất: Dư nợ 600 tỷ đồng, nợ xấu 0 đồng, số lãi được hỗ trợ lũy kế 57 tỷ đồng, số khách hàng còn dư nợ 6.490 khách hàng.
Trong đó tập trung cho vay vào nhóm đối tượng chủ yếu là: máy làm đất (máy kéo, máy cày, bừa,….) với dư nợ 165 tỷ đồng trên 5.322 khách hàng và số lãi đã hỗ trợ 9,5 tỷ đồng, máy thu hoạch (lúa, ngô, mía,..) dư nợ 103 tỷ đồng trên 507 khách hàng và đã hỗ trợ 11,1 tỷ đồng; máy sấy nông sản quy mô hộ, máy tuốt đập lúa, tẽ ngô với dư nợ 96 tỷ đồng trên 526 khách hàng và đã hỗ trợ 10,4 tỷ đồng; hệ thống tủ cấp đông bảo quản, máy móc thiết bị dùng cho sản xuất giống thủy sản, thiết bị làm lạnh, cấp đông sản xuất nước đá trên tầu cá với dư nợ 229 tỷ đồng trên 101 khách hàng và đã hỗ trợ được 24,9 tỷ đồng.
Đối với gói cho vay áp dụng lãi suất tín dụng đầu tư phát triển: Dư nợ 534 tỷ đồng trên 28 khách hàng, số lãi được hỗ trợ 21,7 tỷ đồng.
Trong đó tập trung chủ yếu vào nhóm: Máy móc, thiết bị xay xát gạo với dư nợ 90,6 tỷ đồng trên 11 khách hàng; kho tạm trữ lúa cafe và kho lạnh bảo quản thủy sản với dư nợ 419 tỷ đồng trên 12 khách hàng.
Phân theo đối tượng vay vốn:

Đơn vị: tỷ đồng, khách hàng

Chỉ tiêu  Doanh số cho vay lũy kế  Dư nợ Nợ xấu  Lãi được hỗ trợ lũy kế  số khách hàng còn dư nợ
Tổng số 1.368 1.135 79 6.518
Doanh nghiệp có vốn nhà nước 224 43 8 2
Doanh nghiệp khác 741 716 39 33
Hợp tác xã 0,32 0,26 0,06 3
Hộ gia đình 21 19 2 209
Cá nhân 381 355 29 6.271
Đối tượng khác

– Tính đến 31/12/2013:
Đối với gói cho vay hỗ trợ lãi suất: Dư nợ 785 tỷ đồng, nợ xấu 3,3 tỷ đồng, số lãi được hỗ trợ lũy kế 151,5 tỷ đồng, số khách hàng còn dư nợ 8.548 khách hàng.
Đến thời điểm này các Agribank cho vay dàn trải trên tất cả các loại máy móc quy định được cho vay, không còn tập trung tại một số nhóm đối tượng máy móc chủ yếu như trong năm 2011 và 2012 nữa, cụ thể như sau: máy làm đất (máy kéo, máy cày, bừa,….) với dư nợ 198 tỷ đồng trên 7.149 khách hàng và số lãi đã hỗ trợ 35,8 tỷ đồng; Máy gieo hạt, cấy, trồng cây 0,8 tỷ đồng trên 14 khách hàng và số lãi đã hỗ trợ trong năm 0,15 tỷ đồng; máy xới,vun luống, bón phân với dư nợ 0,9 tỷ đồng trên 19 khách hàng và số lãi hỗ trợ trong năm 0,15 tỷ đồng; máy thu hoạch (lúa, ngô, mía,..) dư nợ 114 tỷ đồng trên 612 khách hàng và đã hỗ trợ 27 tỷ đồng; máy nạo, hút bùn nuôi tròng thủy sản 0,5 tỷ đồng trên 8 khách hàng và số lãi đã hỗ trợ 0,1 tỷ đồng; máy sục ôxy nuôi trồng thủy sản 3,2 tỷ đồng trên 21 khách hàng và số lãi đã hỗ trợ 0,95 tỷ đồng; máy sấy nông sản quy mô hộ, máy tuốt đập lúa, tẽ ngô với dư nợ 93 tỷ đồng trên 629 khách hàng và đã hỗ trợ 24 tỷ đồng; hệ thống tủ cấp đông bảo quản, máy móc thiết bị dùng cho sản xuất giống thủy sản, thiết bị làm lạnh, cấp đông sản xuất nước đá trên tầu cá với dư nợ 374,5 tỷ đồng trên 115 khách hàng và đã hỗ trợ được 62,3 tỷ đồng.
Đối với gói cho vay áp dụng lãi suất tín dụng đầu tư phát triển: Dư nợ 577 tỷ đồng trên 32 khách hàng, số lãi được hỗ trợ 36,2 tỷ đồng.
Trong đó tập trung chủ yếu vào nhóm: Máy móc, thiết bị xay xát gạo với dư nợ 117 tỷ đồng trên 14 khách hàng với lãi được cấp bù 11,3 tỷ đồng; kho tạm trữ lúa cafe và kho lạnh bảo quản thủy sản với dư nợ 440 tỷ đồng trên 10 khách hàng và số lãi được cấp bù 23,2 tỷ đồng.
Phân theo đối tượng vay vốn:

Đơn vị: Tỷ đồng, khách hàng

Chỉ tiêu  Doanh số cho vay lũy kế  Dư nợ Nợ xấu  Lãi được hỗ trợ lũy kế  số khách hàng còn dư nợ
Tổng số 1.898 1.362 3 188 8.580
Doanh nghiệp có vốn nhà nước 287 51 10 1
Doanh nghiệp khác 1.088 910 90 51
Hợp tác xã 0,42 0,28 0 4
Hộ gia đình 29 21 0,04 5 249
Cá nhân 494 381 3 83 8.275
Đối tượng khác

b) Kết quả cho vay theo Quyết định 68/2013/QĐ-TTg.
Ngày 14/11/2013 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 68/2013/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp thay thế Quyết định 63/2010/QĐ-TTg ngày 15/10/2010 về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản và Quyết định số 65/2011/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2011 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg. Quyết định 68/2013/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 01/01/2014 tiếp nối và mở rộng hơn về các đối tượng được hỗ trợ (nhiều loại máy móc, thiết bị nằm trong danh mục được hỗ trợ hơn); Agribank tiếp tục thực hiện chính sách của Chính phủ và kết quả thực hiện như sau:
– Tính đến 31/12/2014:
Đối với cho vay được hỗ trợ lãi suất phân theo danh mục máy, thiết bị: Dư nợ 1.339 tỷ đồng, nợ xấu 0,8 tỷ đồng, số khách hàng còn dư nợ 8.971 khách hàng, số lãi được hỗ trợ lũy kế từ dầu năm 174 tỷ đồng.
Trong đó các loại máy được hỗ trợ chủ yếu là:
+ Máy làm đất, san bằng đồng ruộng, gieo cấy, trồng, chăm sóc, thu hoạch lúa, ngô, cà phê, chè, mía; máy sấy nông sản, thủy sản, máy, thiết bị sản xuất muối sạch; máy, thiết bị sử dụng trong chăn nuôi với dư nợ 814 tỷ đồng trên 8.076 khách hàng và số tiền lãi được hỗ trợ 133,8 tỷ đồng.
+ Các loại máy, thiết bị dò cá, thu, thả lưới câu, thông tin liên lạc, hầm (buồng) cấp đông, thùng (hầm) bảo quản sản xuất nước đá, lọc nước biển làm nước ngọt sử dụng trên tàu cá, tàu dịch vụ hậu cần phục vụ đánh bắt xa bờ; máy, thiết bị sử dụng sản xuất giống, nuôi trồng và thu hoạch thủy sản với dư nợ 226 tỷ đồng trên 134 khách hàng với số lãi đã hỗ trợ 38 tỷ đồng.
+ Các loại máy kéo, động cơ Diesel sử dụng trong nông nghiệp, khai thác đánh bắt thuỷ sản với dư nợ 274 tỷ đồng trên 709 khách hàng và số tiền lãi đã hỗ trợ 2,3 tỷ đồng.
Cho vay hỗ trợ chênh lệch lãi suất phân theo danh mục máy móc, thiết bị, dự án đầu tư: Dư nợ 353 tỷ đồng, nợ xấu 3 tỷ đồng, số khách hàng còn dư nợ 33 khách hàng, số lãi đã hỗ trợ trong năm 39 tỷ đồng.
Trong đó cho vay chủ yếu tập trung vào đối tượng kho silo dữ trữ lúa, ngô; hệ thống sấy nông sản; dây chuyền máy, thiết bị say xát, đánh bóng, phân loại gạo với dư nợ 325 tỷ đồng trên 21 khách hàng, số lãi hỗ trợ trong năm 34 tỷ đồng.
Phân theo đối tượng vay vốn:

Đơn vị: Tỷ đồng, khách hàng

Chỉ tiêu Doanh số cho vay lũy kế từ đầu năm Dư nợ đến thời điểm báo cáo Nợ xấu Số lãi được hỗ trợ lũy kế Số khách hàng còn dư nợ
Tổng 2.588 1.692 3,8 214 9.004
Doanh nghiệp 1.070 473 3 78 38
Hợp tác xã 2,3 2 0 0,15 10
Hộ gia đình 898 877 0,48 15 2.737
Đối tượng khác 617 341 0,78 121 6.219

– Tính đến thời điểm 31/03/2015: kết quả thực hiện thể hiện tại phụ lục 01 đính kèm.
c) Biển đồ thể hiện:
Dư nợ và số lãi đã được hỗ trợ lũy kế trong năm từ khi thực hiện chính sách đến năm 2014.
Bieu do du noBieu so lai duoc ho tro ly ke trong nam

3. Khó khăn vướng mắc
Trong quá trình thực hiện Chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp theo Quyết định 68/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Agribank gặp nhiều khó khăn vướng mắc nhưng Agribank đã tích cực phối hợp với các bộ ban ngành để kịp thời giải quyết khó khăn vướng mắc, đẩy nhanh việc cung ứng vốn hỗ trợ cho người dân. Bên cạch đó Agribank vẫn còn một số khó khăn vướng mắc chưa được giải quyết, cụ thể:
a) Hiện nay, tại một số vùng trồng cây ăn quả để xuất khẩu (như Thanh Long…) sử dụng các biến áp để hạ bình điện thắp sáng cho cây làm tăng năng suất nhưng đối tượng này không thuộc danh mục các loại máy thiết bị được hưởng chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp nên không được hỗ trợ. Trong khi đó đối tượng này rất phổ biến và là một trong những đối tượng cần thúc đẩy để phát triển vùng trồng cây ăn quả xuất khẩu, tăng năng suất lao động cho người nông dân.
b) Ngân hàng Nhà nước cũng như các bộ ban ngành có liên quan chưa có khái niệm thế nào là Khoản vay nhưng lại dùng từ “khoản vay” trong văn bản hướng dẫn gây khó khăn cho Agirbank trong việc xác định khoản vay được hỗ trợ lãi suất.
c) Danh mục chủng loại máy, thiết bị được hưởng chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp (ban hành kèm theo thông tư 08/2014/TT-BNNPTNT ngày 20/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) chưa chi tiết cụ thể nên một số chi nhánh Agribank khó xác định đối tượng được hưởng hỗ trợ lãi suất. Ví dụ trong danh mục có nêu: “ Hệ thống máy, thiết bị tưới nước tiết kiệm: tưới phun; tưới nhỏ giọt, dàn tưới quay vòng tự hành (máy bơm, bể chứa, hệ thống ống, van áp lực, vòi phun, đầu tưới, thiết bị lọc, thiết bị kiểm soát áp lực…); hệ thống thiết bị chiếu sáng tiết kiệm điện (đèn led) cho cây trồng, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản” như trên thì khách hàng mua từng bộ phận để hình thành nên hệ thống có được vay hỗ trợ lãi suất không hay là phải làm hợp đồng mua toàn bộ hệ thống mới được vay hỗ trợ lãi suất; khách hàng chỉ được vay hỗ trợ phần mua đèn led hay là được vay hỗ trợ toàn bộ các chi phí phát sinh cho hệ thống.
d) Đối với một số khách hàng là hộ nông dân nghèo, do thiếu thông tin về chính sách vay vốn hỗ trợ lãi suất của Nhà nước nên khi có nhu cầu mua các loại máy nằm trong danh mục được hỗ trợ không đến Agribank xin vay vốn mà đã vay mượn bên ngoài để mua máy. Sau khi có thông tin đến Agribank xin vay để bù đắp các khoản vốn vay ở ngoài trên, Agribank thẩm định và nhận thấy khách hàng đáp ứng được các điều kiện hỗ trợ lãi suất theo Quyết định 63/2010/QĐ-TTg, Quyết định 68/2013/QĐ-TTg, nhưng chỉ riêng đối với điều kiện khách hàng mua máy mới (Quyết định 63, 68 quy định khách hàng phải mua máy mới) thì khách hàng chỉ cung cấp được Hợp đồng mua máy, hóa đơn GTGT xuất trước ngày đề nghị vay vốn từ vài ngày đến dưới 3 tháng. Agribank chưa thực hiện hỗ trợ đối với các trường hợp trên nhưng cho vay hỗ trợ các chi phí phát sinh như trên là hợp lý và hỗ trợ các hộ gia đình khó khăn vùng nông thôn là chính sách của Chính phủ thúc đẩy cơ giới hóa nông nghiệp.
e) Từ khi thực hiện chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp đến nay Agribank chưa được Bộ tài chính Quyết toán hỗ trợ lãi suất, lãi suất cấp bù, khoản tiền Agribank hỗ trợ cho khách hàng là khá lớn và gây khó khăn trong việc theo dõi. Tổng số lãi hỗ trợ, lãi cấp bù đến 31/3/2015 của Agribank là 249 tỷ đồng.
f) Đối với các dự án được vay vốn cấp bù lãi suất phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt, nhưng thông tư 08/2014/TT-BNNPTNT ngày 20/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định 68/2013/QĐ-TTg chưa Quy định rõ cấp nào của Bộ phê duyệt hay là chuyển lên Bộ phê duyệt hết, vì thế mà chủ các dự án xin vay vốn để được cấp bù lãi suất chưa biết phải tìm đến đâu.
4. Đề xuất kiến nghị
a) Đối với Ngân hàng Nhà nước
– Đề nghị có cơ chế để các khoản cho vay bù đắp tài chính đối với các khách hàng là hộ nông dân (điểm d, mục 3 trên tham luận) được hỗ trợ lãi suất.
– Phối kết hợp với các bộ ban ngành thực hiện hướng dẫn kịp thời và chi tiết hơn nữa đối với các chính sách của Chính phủ.
b) Đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
– Cần quy định rõ, chi tiết, cụ thể hơn nữa trong danh mục chủng loại máy, thiết bị được hưởng chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp (Ban hành kèm theo Thông tư 08/2014/TT-BNNPTNT ngày 20/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) để các đơn vị cấp dưới dễ thực hiện.
– Đề nghị bổ sung thêm hệ thống thắp sáng (biến áp để hạ bình điện thắp sáng, đèn) cho cây ăn quả để xuất khẩu (Thanh long…) làm tăng năng suất vào danh mục, chủng loại máy, thiết bị được hưởng chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.
– Đề nghị phối hợp với Ngân hàng Nhà nước và Agribank tiến hành khảo sát, đánh giá tại các vùng sản xuất chuyên canh, các cánh đồng mẫu lớn… để bổ sung vào danh mục, chủng loại máy, thiết bị được hưởng chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp được sát thực với thực tế sản xuất.
– Đề nghị Quy định rõ việc phân cấp thẩm quyền xét duyệt các dự án được vay vốn cấp bù lãi suất (cấp bù phần chênh lệch giữa lãi suất cho vay của các ngân hàng và lãi suất tín dụng đầu tư của Bộ Tài Chính).
c) Đối với Bộ Tài chính
Đề nghị thực hiện Quyết toán dần các khoản hỗ trợ lãi suất, cấp bù lãi suất đối với chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp theo Quyết định 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ tại Agribank để Agribank có cơ sở tiếp tục thực hiện chính sách.
Khi có văn bản thông báo mức lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, đề nghị gửi về Agribank một bản để Agribank có cơ sở thực hiện.

Nguồn: “Báo cáo tham luận Tình hình triển khai thực hiện Quyết định 68/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách  hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp” của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam tại Hội nghị Cơ giới hóa  tạo động lực tái cơ cấu ngành nông nghiệp ngày 12 tháng 6 năm 2015

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *


The reCAPTCHA verification period has expired. Please reload the page.